Hoạt động cộng đồng

Vườn Nhật – Một tâm cảnh

2023-06-17
Vườn Nhật chính là thiên nhiên thu nhỏ – nơi đem tới cho người đến ngắm cảm giác nhẹ nhõm, thư thái, hòa mình vào thiên nhiên sông núi, ao hồ, cỏ cây hoa lá. Rất nhiều cảnh quan trên thế giới vô cùng đặc sắc, không riêng gì Nhật. Thú vị hơn nữa, cả Triết học và văn hóa Nhật đều được mang vào trong vườn Nhật.
Theo quan niệm về Tôn giáo của người Nhật thời xưa thì sông, núi, biển, hồ, cây cối,… đều có Thần trong đó nên được đưa vào vườn để thờ cúng. Khi Phật giáo được du nhập, cực lạc với tượng Phật được tạo ra. Sau đó, triết học Phật giáo tạo ra vườn Thiền, vườn Trà, vườn Cạn, vườn Tsubo,… Các vị Lãnh Chúa thời đại Samurai tạo ra nhiều loại vườn khác nhau. Mặc dù gần đây ở Nhật đã không thấy thêm một số vườn lớn nhưng về cơ bản thì vườn Nhật vẫn được làm theophong cách truyền thống từ thời đại Samurai.
Ban sao cua Ban sao cua THANH TUNG CAT TUONG 10 × 6 cm 10 × 5 cm
( Hình ảnh khu trung bày hồ Koi Vườn Nhật)
Thiết kế vườn của Nhật không dùng phương thức trình bày đối lập cân xứng cũng như không sử dụng đường thẳng, tam giác, tứ giác. Người ngắm sẽ có cảm giác tò mò, thú vị, muốn khám phá bởi cách bài trí đồ trong vườn không để lộ, đường thì uốn lượn, quanh co lên xuống. Đá thường được xếp chìm sâu trong đất, chỉ để lộ chỏm đầu, xung quanh trồng cỏ hoặc rêu.
Theo quan niệm của vườn Nhật thì hồ sẽ được lấy làm trung tâm, bên cạnh là núi và tiếp đến đảo, suối. Suối cạn, thác, vườn thiền, trà thất được thiết kế xung quanh, kết hợp với đường đi dạo, cầu đá hoặc cầu gỗ, … Cây hoa sẽ được trồng xung quanh để tạo nên không gian vườn Nhật độc đáo
Để không gian thoải mái, nhìn bao quát được khung cảnh vườn thì đầu tiên làm hồ rộng. Điểm đặc biệt trong kiến trúc vườn Nhật chính là đá. Đá, sinh ra từ tự nhiên, được mài mòn bởi năm tháng, với mọi hình dạng thể hiện sự nguyên sơ nhất, thích hợp với một không gian yên tĩnh. Thưởng đá cũng chính là một thú vui tao nhã. Sau đá là nước, trừ dạng vườn khô Karesansui, nước hiện diện. Không gì mềm yếu như nước, không có gì mạnh mẽ hơn nước, cũng không có gì tĩnh lặng như nước. Bước qua cây cầu bắc ngang hồ nước, nối vào trà thất, ngắm nhìn đàn cá Koi, trước mắt là một bóng Tùng xanh, thiên nhiên vô ngôn nhưng luôn luôn rộng lớn.
(Tùng La Hán tại Vườn Nhật Thanh Tùng Cát Tường)
(Hình ảnh không gian Vườn Nhật)
Sự khác biệt giữa người phương Đông và người phương Tây có lẽ chỉ ở một từ: Tâm cảnh. Nếu như người phương Tây luôn muốn chinh phục thiên nhiên, để cho tự nhiên phục vụ mình thì người phương Đông lại mong muốn được hòa mình với cỏ cây, điểu thú, với vũ trụ, sản sinh ra trà, đạo, thiền.
Không phải ngẫu nhiên mà kiến trúc vườn Nhật ngày càng trở nên nổi tiếng và được ưa chuộng, áp dụng vào các công trình khác trên thế giới. Nếu như vườn (viên và uyển) của Trung Hoa cũng như Việt Nam thường ưa đưa vào trăm hoa, nghìn cỏ, lại nuôi thêm cả chim, thú thì vườn Nhật Bản lại đi vào sự chỉn chu và tối giản nhất có thể để quay về với tính hư vô, đậm tính thiền. Vườn Thiền với đá, cát; Vườn Trà với trà thất; Vườn đi dạo với con đường lát đá, Vườn nhỏ trong gia đình và vườn được sắp xếp trong công viên, chỉ từ một khu vườn nhỏ mà biến hóa thành muôn vàn cảnh trí, thể hiện sự sáng tạo cũng như óc chiêm nghiệm của người Nhật Bản.
(Hình ảnh cây Tùng la hán tại Lưu Gia Trang - Nam Định)
(Hình ảnh cây Tùng la hán tại Lưu Gia Trang – Nam Định)

| Liên hệ ngay để trở thành khách hàng và trải nghiệm dịch vụ của Vườn Nhật!

=======================================

VƯỜN NHẬT SẴN SÀNG CHỜ CHỈ THỊ CỦA BẠN!

_____________________________

🌲 Vườn Nhật – Thanh Tùng Cát Tường

_____________________________

– Web: www.vuonnhat.net.vn

– Hotline : 0989 688 8880915686888

– Mail: vuonnhatplus@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.