Tin tức

Ý nghĩa của từng vị trí trồng tùng la hán mà khách hàng cần biết

2024-04-26

Tùng la hán, với vẻ đẹp ấn tượng và ý nghĩa phong thủy sâu sắc, từ lâu đã trở thành loài cây cảnh rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Việc chọn vị trí phù hợp để trồng tùng la hán không chỉ mang lại điểm nhấn độc đáo cho không gian sống mà còn có ý nghĩa tâm linh, khích lệ tinh thần và thể hiện mong cầu của gia chủ. Dưới đây là ý nghĩa của từng vị trí trồng tùng la hán và cách trồng, cách chăm sóc loài cây này. Cùng tham khảo nhé!

Ý nghĩa của từng vị trí trồng tùng la hán 

Ở mỗi vị trí khác nhau, tùng la hán sẽ đại diện cho những ý nghĩa khác nhau. Chẳng hạn như:

Trước nhà – Đại diện cho sự phồn thịnh và may mắn

Vị trí trồng tùng la hán trước nhà được coi là một biểu tượng của sự phồn thịnh và may mắn. Vị trí này không chỉ tạo điểm nhấn cho bề ngoài của ngôi nhà mà còn thu hút năng lượng tích cực và tài lộc đến với gia đình.

y nghia cua tung vi tri trong tung la han la gi
Trồng tùng la hán trước nhà giúp thu hút năng lượng tích cực và tài lộc

Trong nhà – Mang lại sự bình an và tịnh tâm

Đặt tùng la hán trong nhà, đặc biệt là ở phòng khách hoặc phòng làm việc, giúp tạo ra một không gian yên bình và tịnh tâm. Loài cây này được cho rằng có khả năng hút và thanh lọc năng lượng tiêu cực, mang lại sự bình an cho người ở trong nhà.

Trong vườn – Tăng cường sức khỏe và sinh khí

Vị trí trồng tùng la hán trong vườn nhà sẽ làm cho không gian trở nên sinh động và hài hòa. Cây tùng cao lớn, uy nghiêm, còn các loại cây khác nhỏ hơn mọc theo cụm xung quanh cây tùng sẽ tạo nên những tầng lớp rất sống động cho khu vườn. Ngoiaf ra, loài cây này được cho là có linh khí tốt, mang đến cảm giác trong lành, giảm căng thẳng, tăng cường sức khỏe và tạo ra một môi trường sống lành mạnh cho cả gia đình.

Trong sân trước hoặc bên hông nhà – Tạo điểm nhấn cho không gian sống

Vị trí trồng tùng la hán trong sân trước hoặc bên hông nhà là cách tuyệt vời để tạo điểm nhấn cho không gian sống ngoài trời của bạn. Với vẻ đẹp tươi mới và sức sống mãnh liệt, tùng la hán sẽ làm cho sân vườn của bạn trở nên sang trọng và lôi cuốn.

y nghia cua tung vi tri trong tung la han ma ban nen biet
Trồng tùng la hán trong vườn nhà tạo nên điểm nhấn cực kỳ ấn tượng

Đặc điểm của cây tùng la hán

Tùng la hán là loài cây khá đặc biệt: Vừa có thể triển cao lớn, vừa có thể trồng trong chậu ở dạng bonsai. Dưới đây là những đặc tính cơ bản của loài cây này:

Hình dáng

Tùng la hán có hình dáng nhỏ gọn, thân thẳng, lá nhọn và mảnh mai. Cây thường mọc thành từng tán nhỏ, tạo nên hình dáng hài hòa và đẹp mắt.

Lá của tùng la hán có màu xanh sẫm, nhỏ và hình kim, tạo nên vẻ đẹp thanh tú và thanh lịch cho cây.

Quả

Tùng la hán không ra quả, tuy nhiên, đôi khi cây cũng có thể phát triển ra các nụ hoa màu trắng hoặc vàng nhạt.

Tốc độ sinh trưởng

Tùng la hán phát triển chậm nhưng tuổi thọ cực kỳ cao, lên đến hàng trăm năm. Vì vậy, cây thường biểu tượng cho sự trường thọ và có ý nghĩa mong cầu sức khỏe, sống lâu của gia chủ.

Yêu cầu ánh sáng

Tùng la hán là loài cây dễ thích nghi với ánh sáng. Mặc dù ưa nắng, nhưng bạn vẫn có thể trồng tùng la hán trong nhà và cho cây phơi nắng vào các buổi sáng sớm hoặc ngả chiều, tránh ánh nắng gay gắt ban trưa để bảo vệ cây.

Yêu cầu đất

Cây thích đất thông thoáng, giàu chất hữu cơ và có khả năng thoát nước tốt. Đất nên được phân hủy và trộn với cát hoặc xơ dừa để tăng cường thoát nước.

Nhu cầu nước

Tùng la hán cần được tưới nước đều đặn để đảm bảo đất luôn ẩm nhưng không nên tưới quá nhiều nước. Đặc tính của cây là chịu hạn tốt nên bạn có thể không cần tưới nước quá thường xuyên.

y nghia cua tung vi tri trong tung la han ma khach hang nen biet
Nên trồng tùng la hán ở những nơi thoáng đãng, có ánh sáng tốt

Phân bón

Cây cần được bón phân định kỳ vào mùa xuân và mùa thu để tăng cường sức đề kháng và khả năng sinh trưởng.

Cách chăm sóc tùng la hán

Tùng la hán là loài cây dễ chăm, không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt nhất, bạn nên chú ý đến những điều sau:

Chọn vị trí trồng tùng la hán phù hợp

Nếu trồng tùng la hán trong chậu, bạn cần chọn chậu có đủ lớp lỗ thoát nước để tránh tình trạng ngập úng đất. Ngoài ra, trồng tùng la hán trong chậu sẽ đòi hỏi đất có độ tơi xốp cao và giàu chất dinh dưỡng. Bạn nên thêm xơ dừa và một ít sỏi đá để tăng khả năng thoát nước cho cây. Bạn cũng nên chọn những nơi có ánh sáng vừa phải, nhiệt độ từ 19-25 độ là khoảng nhiệt tốt nhất cho cây phát triển

Còn nếu trồng tùng la hán ngoài trời, bạn chỉ cần tránh những nơi quá khô hạn hoặc ẩm thấp, tránh trồng cây dưới tán của những cây cao lớn khác. Còn lại tùng la hán đều có thể phát triển tốt.

Tưới nước đúng cách

Để duy trì độ ẩm cần thiết cho cây, bạn nên tưới nước khoảng 3 – 4 ngày một lần. Tuy nhiên, cần lưu ý không tưới nước quá nhiều để tránh làm úng rễ cây.

Định kỳ cắt tỉa, bón phân và kiểm tra sâu bệnh

Việc cắt tỉa định kỳ không chỉ giữ cho cây luôn có hình dáng thẩm mỹ mà còn giúp loại bỏ các phần cành khô, lá rụng, tạo điều kiện cho sự phát triển mới của cây. Bạn cũng nên bón phân hữu cơ hoặc phân chuyên dụng định kỳ 1-2 lần/tháng để cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây. Ngoài ra, cần thường xuyên kiểm tra cây để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh và sâu bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.

Việc trồng tùng la hán không chỉ là có ý nghĩa trang trí mà còn mang lại nhiều ý nghĩa tâm linh, đồng thời là cách để kết nối với tự nhiên và tạo ra một không gian sống lành mạnh. Bằng cách chọn vị trí phù hợp và chăm sóc cây cẩn thận, bạn sẽ có thể tận hưởng những lợi ích tuyệt vời mà loài cây này mang lại.

Trung tâm trưng bày & giới thiệu Vườn Nhật: Đường Trường Sa, Xuân Canh, Đông Anh, Tp Hà Nội

Số điện thoại: 0989 688 888 / 0915686888

Websitewww.vuonnhat.net.vn

Fanpagehttps://www.facebook.com/vuonnhat.net.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.