Cây hoa ban trắng là loại cây công trình phổ biến ở nhiều tuyến đường phố ở các tỉnh thành phía Bắc, chúng có thể được nhập khẩu từ Nhật Bản hoặc có nguồn gốc từ các tỉnh vùng núi phía Bắc nước ta. Dù có xuất xứ ở đâu thì dưới đây là những tìm hiểu về đặc điểm và công dụng của cây hoa ban trắng cho bạn tham khảo.
Đặc điểm sinh trưởng cây hoa ban
Ban là loài cây hoa ban dễ tính sinh trưởng và phát triển nhanh đặc điểm khi còn bé thân rất mềm nên cần dùng cọc chống tao cho cây thế thẳng, Một cây ban trưởng thành thường có đường kính gốc lên đến 20-30cm, Tạo được 1 giống cây hoa ban trắng rất tốn công sức và thời gian.
Hoa ban thường nở vào mua nào trong năm: Mua hoa ban kéo dài và nở rộ vào mùa xuân hoa có thể nở kéo dài đến 2-3 tháng không giống như hoa đào hay một số cây cảnh khác chỉ nỏ vỏn vẹn trong 1 tháng.
Cây Hoa Ban trắng thân gỗ, có thể cao tới 10-12 m, rụng lá vào mùa khô, thích hợp làm cây bóng mát che nắng cho ngày hè nóng bức.Lá dài khoảng 10-20 cm và rộng bản, tròn và lưỡng thùy ở gốc và đỉnh phiến lá. Hoa thơm có 5 cánh có màu trắng muốt, Quả là loại quả đậu dài 15–30 cm, bên trong chứa vài hạt. Nhị hoa mang vị ngọt, quyến rũ nhiều loài côn trùng, nhất là các loài lấy mật như ong, bướm. Hoa ban nở rộ nhất và đẹp nhất là đầu tháng ba, đến đầu tháng tư thì hoa bắt đầu tàn. Lúc nở rộ, trông cây ban như chỉ có hoa mà không có lá đó là đặc điểm của cây hoa ban trắng mà ít ai biết.
Công dụng của cây hoa ban trắng
Hoa ban là món “hoa rau” quý
Hoa ban trắng đặc sản có thể nấu canh, làm nộm, đồ lên chấm với dấm ớt măng chua… Hoa ban còn là vị thuốc quý trị chứng ho khan hoặc viêm họng rất tốt. Có người dùng lá và búp non của cây ban sao vàng hạ thổ, chữa bệnh kiết lỵ tương đối hiệu quả.Trong mâm cỗ đầu năm, người Thái cũng hay cài những cánh hoa đẹp trên bàn thờ như thể biết ơn những bậc sinh thành đã qua đời. Người Thái cho rằng, lựa chọn cây hoa ban trong trắng vừa là biểu tượng của đạo hiếu đối với cha mẹ, vừa là biểu tượng của tình yêu trai gái.
Ở Ấn Độ vỏ dùng làm thuốc hàn vết thương, chữa bệnh ngoài da, loét và tràng nhạc. Chồi khô dùng trị lỵ, trị ỉa chảy và trị giun; sắc nước rễ trị đầy hơi, trướng bụng và trị nọc rắn cắn. Gỗ dùng đóng đồ.
Hoa ban là một trong những sản vật của núi rừng Tây Bắc. Hàng nghìn đời nay, hoa ban đã rất tự nhiên đi vào đời sống văn hóa – tâm linh của nhân dân Tây Bắc, nhất là bà con thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái. Với đồng bào Thái, có lẽ không ai là không trải qua tuổi thanh xuân, với những trò chơi thú vị hái hoa ban và hát giao duyên. Trong ký ức của người đi xa, cùng với nỗi nhớ mường nhớ bản, nhớ người thân yêu, còn có nỗi nhớ da diết sắc hoa tươi thắm, trắng phớt hồng vào mỗi độ xuân về, và khi đó có thể sử dụng cây hoa ban để trang trí vào dịp xuân về.
Hoa ban cùng họ với hoa bướm, không có hương nhưng có vị, mỗi hoa có 4 – 5 cánh, nhị mầu hồng, gân mầu tím. Nhị hoa mang vị ngọt, quyến rũ nhiều loài côn trùng, nhất là các loài lấy mật như ong, bướm.
Hoa ban trắng làm món ăn
Hoa ban không chỉ mang đến vẻ đẹp thuần khiết, hoang sơ cho núi rừng mà còn là nguyên liệu, linh hồn cho các món ăn của người Thái. Có nhiều món ngon từ hoa ban như hoa ban xào, hoa ban nấu xôi, nộm hoa ban. Đặc biệt, hoa ban làm món nhồi cá, nhồi thịt gà nướng thì không gì hấp dẫn bằng. Để có những món ăn ngon, hoa ban sau khi hái về, nhặt lấy cánh và nhụy hoa đem rửa nhẹ nhàng rồi chần qua nước nóng để cho ráo nước rồi mới chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.