Bạn yêu thích Tùng La Hán nhưng lại không có nhiều kinh nghiệm trồng Tùng La Hán?. Kỹ thuật trồng Tùng La Hán tuy khá phức tạp nhưng nó lại mang đến nhiều ý nghĩa về tài lộc, may mắn và giúp xua đuổi những điều xui xẻo. Chính vì thế ngay cả những người không có đam mê với cây cảnh cũng rất thích trồng loại cây này. Bài viết dưới đây Vườn Nhật Thanh Tùng Cát Tường sẽ bật mí cho mọi người kinh nghiệm trồng Tùng La Hán của nghệ nhân cây cảnh lâu năm.
Một vài điểm khái quát cần biết để có kinh nghiệm trồng Tùng La Hán
Để có thể trồng, chăm sóc và tạo dáng cho Tùng La Hán không phải điều đơn giản. Tuy nhiên với những người yêu thích, đam mê với loại cây này thì việc tạo ra được những cây Tùng La hán đẹp lại không phải chuyện khó.
Trước tiên bạn cần phải có những hiểu biết cơ bản về loại cây này. Tùng La Hán là loài cây có nguồn gốc ở Trung Quốc, Nhật Bản và du nhập về Việt Nam cũng khá lâu và ngày càng phát triển rộng khắp.
Đặc điểm của Tùng La Hán: Cây có lá mọc so le, có dạng hình xoắn ốc, dày, cứng và có màu xanh đậm. Lá cây bền, ít rụng và xanh quanh năm. Quả của cây Tùng La Hán có dạng hình trứng, khi chín có màu đỏ tía nhìn giống ông La Hán khoác áo cà sa nên cây có tên gọi là Tùng La Hán. Loại cây này rất được giới chơi cây cảnh yêu thích bởi nó được xếp vào hàng cây cảnh quý hiếm. Hiện nay thì Tùng La Hán được trồng ở khắp nơi như công viên, đình chùa, khuôn viên các công trình văn hóa, sân vườn biệt thự, tiểu cảnh… Cây được trồng thành hàng hay trồng kết hợp với các loại cây trồng viền, cây cỏ nền tạo cảnh quan xanh thu hút người chiêm ngưỡng.
Kinh nghiệm trồng Tùng La Hán
Dưới đây là những kinh nghiệm trồng Tùng La Hán lâu năm của nghê nhân Vườn Nhật trồng và chăm sóc Tùng La Hán muốn chia sẻ đến mọi người:
– Nhiệt độ thích hợp trồng cây Tùng La Hán: Nhiệt độ thích hợp nhất để trồng Tùng La Hán là từ 18-25 độ C. Đây là cây thân mộc nên cây chịu lạnh kém vào mùa Đông lá thường cằn cỗi.
– Loại đất thích hợp trồng Tùng La Hán: Tùng La Hán phù hợp với nhiều loại đất khác nhau nhưng nên trồng trên đất thịt là tốt nhất. Đối với đất trồng Tùng La Hán cũng có thể lựa chộn với mùn dừa và trấu. Khi dưỡng cây con trong bầu có thể trộn thêm phân hữu cơ đã hoại mục, với tỉ lệ 3 phân hữu cơ, 3 vỏ trấu, 4 sơ dừa.
– Kỹ thuật trồng cây Tùng La Hán: Bạn có thể lựa chọn gieo hạt, chiết cành, giâm cành. Trong 3 kỹ thuật trên thì triết cành là phương pháp với tỷ lệ sống cao nhất.
– Cách chăm sóc cây Tùng La Hán: Kinh nghiệm trồng Tùng La Hán chính là thường xuyên cho cây phơi nắng giúp cây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để phát triển tốt hơn. Tuy nhiên cần lưu ý dù cây có khả năng chịu hạn nhưng vẫn cần phải cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cây. Khi cây đang ra đọt nên bổ sung thêm phân bón lá cho cây.
– Phòng trừ sâu bệnh: Trong quá trình trồng cây thì việc gặp phải sâu bệnh là khó tránh khỏi. Với Tùng La Hán cần phải chú ý tới 2 loại sâu đó là rầy mềm và sâu vẽ bùa. Chúng tấn công khi cây vừa ra đọt non. Để phòng trừ cần phải ngắt hết lá đã có hiện tượng úa, héo hay sâu ăn lá sau đó tiến hành phun bằng thuốc đặc trị.
Chỉ với một vài kinh nghiệm trồng Tùng La Hán mà Vườn Nhật chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm khi chơi Tùng La Hán. Nếu muốn sở hữu được Tùng La Hán dáng đẹp cần trang bị thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm của giới chơi cây cảnh để áp dụng hiệu quả nhé!
Bạn cũng có thể tham khảo thêm trên website: vuonnhat.net.vn để có thêm kinh nghiệm trồng chăm sóc Tùng La Hán nói riêng và các loại cây cảnh khác nói chung.
Chúc các bạn thành công!