Cập nhật xu hướng chơi cây Nhật Bản

Tìm hiểu về nghệ thuật cây cảnh bonsai Nhật Bản

2019-10-17

Nghệ thuật cây cảnh bonsai Nhật Bản là một trong những hình thái nghệ thuật mang đậm yếu tố thẩm mỹ và ẩn chứa nhiếu triết lý sâu sắc. Nghệ thuật bonsai được xem là thú vui tao nhã dành cho những người yêu thích cây cảnh nhiều nước trên thế giới, hôm nay hãy cùng Vườn Nhật chúng tôi tìm hiểu về nghệ thuật cây cảnh bonsai Nhật Bản có gì đặc biệt nhé.

Bonsai là gì?

Bonsai (Bồn Tài) là tên được dùng để gọi những loại cây cảnh được trồng trong chậu, khay và được các nghệ nhân dùng các dụng cụ cắt, tỉa, tạo dáng theo một phương pháp đặc biệt tạo ra những tác phẩm nghệ thuật mang đậm yêu tố thẩm mĩ và ấn tượng thiên nhiên sẵn có. Nói một cách khác, Bonsai là một cây hay một nhóm cây trong tự nhiên được thu nhỏ lại trong nhỏ trong chậu, khay hay trên đá bằng 1 kỹ thuật rất cao.nhưng thế và dáng của nó vẫn mang nét cổ thụ hàng trăm năm tuổi.

Ngày nay, Bonsai là nghệ thuật nổi tiếng của xứ sở Phù Tang trên khắp thế giới, mỗi một chậu cây là một tác phẩm điêu khắc sống thể hiện sự hòa hợp giữa nghệ thuật của cái đẹp và nét đặc trưng của nghề làm vườn.

Nguồn gốc lịch sử của nghệ thuật cây cảnh bonsai Nhật Bản

Nghệ thuật Bonsai có nguồn gốc từ Trung Quốc thời nhà Tần và xuất hiện nhiều vào đời nhà Tống trong các bức tranh điêu khắc, tranh phong cảnh và tranh kiến trúc. Ban đầu, họ chỉ dùng những giống cây lùn có dáng và thế đẹp trong tự nhiên trồng nhờ sự tác động của gió tuyết, thiên nhiên mang vào trong chậu để trang trí nhà cửa.

Sau này, bonsai được du nhập vào Nhật Bản và trở thành bộ môn nghệ thuật đặc trưng, thanh tao của xứ sở Phù Tang. Vào năm 1309 hình ảnh về chậu bonsai đầu tiên xuất hiện ở trong tranh Kasugaaongen – gengi của tác giả Takakane Takasshina. Đây là tác phẩm mở đầu cho sự xuất hiện của nghệ thuật cây cảnh bonsai tại Nhật Bản. Thêm vào đó, nghệ thuật Bonsai Nhật Bản cũng đã được nâng tầm nhờ sự phát triển nghệ thuật tuồng cổ Nô của Nhật với tên gọi là Hachi – no – ki thời kì này.

Cây cảnh nghệ thuật bonsai xuất hiện trong tranh vẽ

Thời Thất Đinh – Muromachi (1334 – 1573) thì nghệ thuật bonsai nhỏ hơn và thường được trưng bày trong nhà để thưởng thức do ảnh hưởng của sắc thái Thiền. Theo ghi chép thì phải đến thời Tokugawa – Thời kỳ Edo (1603 – 1867) mới thực sự là thời kì hoàng kim của nghệ thuật bonsai Nhật Bản khi kết hợp hài hòa giữa triết lý Phật Giáo và bản ngã tự nhiên. Bonsai thời điểm này cũng có sự phát triển mạnh mẽ về kỹ xảo, mang nét tinh tế hơn và kín đáo, trầm mặc hơn so với trước. Thời Minh Trị thiên hoàng (1868 – 1912) thì người Nhật sử dụng dây thép để uốn nắn thân cây uyển chuyển như mong muốn. Đây là thời điểm nghệ thuật cây cảnh bonsai Nhật Bản được phát triển ở một tầm cao mới và bắt đầu được thế giới biết đến nhiều hơn.

Nghệ thuật cây cảnh Bonsai Nhật Bản có gì đặc biệt

Với các nghệ nhân và những những yêu thích bonsai sẽ luôn nhận thấy bonsai là loại hình nghệ thuật mang hơi thở riêng biệt, mỗi một tác phẩm bonsai cũng giống như một tác phẩm thơ, hội họa, điêu khắc… chuyên chở tâm hồn của nghệ nhân. Ngày nay, bonsai đang nổi tiếng và nhận được sự công nhận của nhiều quốc gia trên thế giới, đáng chú ý hơn là ngày càng có nhiều người đam mê và đi theo con đường trở thành nghệ nhân bonsai.

Mỗi một chậu cây cảnh bonsai được tạo dáng thì đều mang một câu chuyện và một ý nghĩa khác nhau. Nếu chỉ nhìn ngắm bề ngoài thì không cảm nhận được hết vẻ đẹp của nó mà chỉ có những người đam mê tìm hiểu thì mới hiểu hết từng giá trị cốt lõi của nó.

Bonsai là loại hình nghệ thuật không chỉ được ưa chuộng ở Nhật Bản mà còn ở nhiều nước trên thế giới

Để đánh giá một cây bonsai đẹp, người ta thưởng dựa vào 4 yếu tố chính: rễ, thân, lá và hoa. Tùy vào từng ý đồ và cách thể hiện mà các nghệ nhân sẽ thể hiện theo từng thế và dáng khác nhau. Tròng đó phổ biến vẫn là 5 thế cơ bản: Chokkan (thẳng đứng), Moyogi (thẳng đứng phóng khoáng), Shakan (nghiêng), Kengai (thác đổ) và Han Kengai (bán thác đổ). Sau này, các nghệ nhân còn sáng tạo thêm nhiều thế độc đáo hơn như: (rễ phủ trên đá), Ishizuke (rễ trong đá), Hokidachi (chổi), windswept (bạt phong), Ikadabuki (song thụ và tam thụ), clump style (thế lùm), bunjin-gi (văn nhân), weeping style (thế cành rủ), dead wood (thế gỗ mục), Yose Uye (nhóm cây hay rừng)…

Nghệ thuật cây cảnh bonsai Nhật Bản mang dáng vẻ của tinh thần nước Nhật với triết lý, tôn giáo, thẩm mỹ hòa hợp và bổ trợ cho nhau. Qua thời gian loại hình nghệ thuật này càng trở nên danh giá và phát triển ở xứ sở Phù Tang và nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.