Nội dung bài viết

tieu canh vuon nhat 1

Ngắm tiểu cảnh vườn Nhật trị giá gần 10 tỷ đồng ở Quảng Ninh

Tuy tổng diện tích chỉ khoảng 35m2, nhưng tiểu cảnh vườn Nhật trong Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Yên Tử (Quảng Ninh) được định giá lên tới gần chục tỷ đồng.

Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Yên Tử (Quảng Ninh) trưng bày 200 tác phẩm cây cảnh nghệ thuật được tuyển chọn theo tiêu chuẩn bonsai từ 80 câu lạc bộ và nhà vườn của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Bên cạnh những gốc cây cảnh có giá trị, triển lãm còn có sự xuất hiện của tiểu cảnh vườn Nhật với đầy đủ các yếu tố: tùng, quyên, cỏ, đá, đèn. Chủ vườn định giá, tuy chỉ có 35m2 nhưng người yêu cây sẽ phải dành ra gần chục tỷ đồng mới có thể sở hữu.

tieu-canh-vuon-nhat-1

Tiểu cảnh vườn Nhật nhìn từ xa.

tieu-canh-vuon-nhat-2

Khu vực này trưng bày nhiều loại cây cảnh có giá trị.

tieu-canh-vuon-nhat-3

tieu-canh-vuon-nhat-4

Một số góc của tiểu cảnh vườn.

Theo thông tin từ nhà vườn, cây tùng la hán dáng trực, cao 5m, đường kính 40cm, tán rộng 4,1m, tuổi vườn trên 300 năm có giá trị nhất trong vườn.

Cây tùng la hán còn lại cũng được nhiều người yêu cây trầm trồ. Bởi đây là tùng dáng hoành có tán khum vươn lên trời. Cả hai cây tùng được nhập trực tiếp từ Nhật Bản.

Được biết, đây là một tác phẩm của Vườn Nhật Thanh Tùng Cát Tường, do Nghệ nhân Hori Yasushi (Bùi Phú Sĩ) – một trong 25 nghệ sĩ điêu khắc và sắp đặt trừu tượng lớn nhất thế giới trực tiếp phác thảo và sắp đặt. Toàn bộ cây cảnh và nguyên vật liệu được vận chuyển từ Hà Nội.

tieu-canh-vuon-nhat-5

Cận cảnh cây tùng la hán dáng hoành

tieu-canh-vuon-nhat-6

Cây Tùng la hán dáng trực.

tieu-canh-vuon-nhat-7

Nhiều người dân thích thú chụp ảnh cùng những cây tùng đắt giá

tieu-canh-vuon-nhat-8

Tiểu cảnh vườn Nhật được nhiều nghệ nhân cũng như người yêu cây thích thú.

Anh Nguyễn Quân – Hội cây cảnh cảnh Nam Định chia sẻ: “Tôi rất ấn tượng hai gốc tùng trong tiểu cảnh. Phải mất rất nhiều năm, nghệ nhân mới có thể trồng và nắn dáng được một cây tùng lớn, thế, tán đẹp như vậy”.

Một nghệ nhân khác, anh Phạm Văn Siên – Khánh Hòa lại thích sự hài hòa của tiểu cảnh. Anh Siên nhận định: “Vườn Nhật là một loại hình nghệ thuật sân vườn hướng đến sự giao hòa với thiên nhiên.

Bởi tính “Thiền” nên vườn Nhật không sắp đặt cầu kỳ nhưng lại đặc biệt cuốn hút bởi sự sâu sắc, bình yên. Để làm nên tiểu cảnh này, chắc chắn nghệ nhân phải chuẩn bị và sắp đặt từng viên sỏi, hòn đá đến loại cây, thế cây rất kỹ lưỡng”.

tieu-canh-vuon-nhat-9

Nhiều người chụp ảnh với tiểu cảnh vườn.

tieu-canh-vuon-nhat-10

Tiểu cảnh vườn Nhật được các đại gia Việt Nam ưa chuộng khoảng chục năm trở lại đây. Tuy vậy, các triển lãm cây cảnh nghệ thuật Việt Nam xưa nay hiếm có sự góp mặt của mảng nghệ thuật này do chi phí vận chuyển cao, kén quy mô tổ chức.

Triển lãm nghệ thuật cây cảnh Yên Tử là một trong những triển lãm cây cảnh nghệ thuật đầu tiên có sự góp mặt của tiểu cảnh sân vườn.

Ông Ngô Đoàn, Chủ nhiệm CLB Cây cảnh nghệ thuật Yên Tử, Phó Ban tổ chức Triển lãm Cây cảnh nghệ thuật Yên Tử lần II chia sẻ: “Triển lãm năm nay quy tụ được nhiều tác phẩm độc đáo, nổi tiếng, có tính nghệ thuật, đa dạng chủng loại, dáng, thế.

Ngoài bonsai, cây cảnh, triển lãm còn có sự tham gia của tiểu cảnh vườn Nhật. Đây là nét chấm phá độc đáo, mới lạ, làm phong phú nội dung triển lãm, khiến không chỉ mình mà nhiều anh em đam mê cây cảnh ấn tượng, thích thú”.

Nguồn: vtc.vn

Bài viết liên quan

Share

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *