Nội dung bài viết

c5de61ffe460253e7c71

Lá tùng la hán bị khô quắt, héo úa, lý do là ở đâu?

Lá tùng la hán bị khô quắt, héo úa, lý do là ở đâu?

Tùng la hán nổi tiếng là một loài cây có sức sống

c5de61ffe460253e7c71 1
cây tùng la hán

dồi dào, có thể chống chịu nhiều loại thời tiết khắc nghiệt. Có điều, người trồng tùng la hán cũng đừng vì thế mà coi thường việc chăm sóc và bắt bệnh cho cây. Đối với những cây tùng la hán bị khô lá, úa hoặc héo quắt, người chủ vườn cần biết rõ dấu hiệu và lý do, sau đó dựa vào để đưa ra được những biện pháp cứu cây kịp thời.

Dấu hiệu cây tùng la hán bị khô héo

Lá cây tùng la hán khỏe mạnh sẽ cứng cáp, có màu xanh tươi mọng. Nếu một ngày, bạn thấy cây tùng la hán nhà mình có những mặt lá bị nhăn, hơi ngả vàng, không còn xanh bóng, đó là một dấu hiệu đáng báo động. Ngoài ra, khi sờ vào thấy cuống lá bị uốn mềm, lá rủ chúc xuống dưới thay vì cứng cỏi vươn mình lên cao. 

Những lý do của sự khô héo lá cây tùng la hán là gì?

1. Lý do đầu tiên, người chủ cây cần cân nhắc kỹ liệu mình có tưới quá nhiều hoặc quá ít nước cho cây hay không? 

Lượng nước phù hợp cho mỗi cây khác nhau. Các chủ cây có thể dựa vào những dấu hiệu sau để phán đoán lượng nước nhiều hay ít và điều chỉnh dần cho phù hợp. Đối với những cây tùng la hán có dấu hiệu lá non nhạt rồi dần chuyển vàng, đó có thể là bởi cây đang được tưới quá nhiều nước. Trong trường hợp này, người chăm cây nên ngừng tưới nước và chuyển sang bón phân, xới đất để giúp thoát bớt nước, tạo độ thoáng khí cho cây. Ngược lại, đối với những cây thiếu nước có lá úa vàng, nhăn nheo, chủ cây nên tưới thêm nước thường xuyên. 

2. Mùa hè tại Việt Nam ngày càng trở nên khô hạn và nắng nóng, đây cũng thường là một trong số những lý do khiến cho lá cây khô héo, úa màu

Nhiệt độ trong không khí quá cao khiến cho tốc độ bay hơi nhanh, dẫn đến tình trạng lá cây khô nhăn nheo, thiếu nước. Nếu có thể, chủ cây có thể di chuyển cây tùng la hán đến những nơi râm mát hơn hoặc tưới nhiều nước hơn vào những khung giờ không quá nắng gắt để cây có thể tươi xanh, sống khỏe hơn.

3. Cây bị bón phân quá nhiều hoặc không được bón phân đầy đủ

Lá cây khô vàng phần mép lá là dấu hiệu cho thấy cây không được bón phân đầy đủ. Ngược lại, trong trường hợp lá cây không chỉ khô vàng mà còn thiếu mầm non, cành lá không phát triển, người chăm sóc cây tùng la hán lúc này cần chú ý bổ sung thêm phân bón cho cây, bởi rất có thể cây đang thiếu phân bón và chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng chậm lớn, thậm chí là không lớn.

4. Đất có độ chua cao cũng là một trong số những lý do khiến cho cây tùng la hán xuất hiện hiện tượng lá khô, quắt. 

Trong trường hợp này, chủ cây có thể xử lý bằng cách đổi bồn, thay đất nếu cây được trồng trong chậu. Hoặc đối với cây đã vùi xuống đất, có thể xới tơi đất và đắp thêm tro bếp.

5. Cây có sâu bệnh

Tuy rằng tùng la hán có tiếng là một loài cây kiên cường, có sức sống mạnh mẽ. Sâu bệnh vẫn là thứ cần được đề phòng, đặc biệt là với những người chăm sóc tùng la hán như một loài cây cảnh. Hãy nhớ phun một lượng thuốc trừ sâu vừa phải để đảm bảo độ xanh tốt và mạnh khỏe cho cây. 

Khách hàng mua tùng la hán tại Vườn Nhật được miễn phí chăm sóc sau khi mua và đổi cây nếu cây không thể phát triển trong vòng ít nhất 1 tháng sau khi hạ thổ.

==============

VƯỜN NHẬT SẴN SÀNG CHỜ CHỈ THỊ CỦA BẠN!

💒 Địa chỉ: Khu Thể Thao Cây Xanh – Phố Cầu Đơ – Phường Hà Cầu – Quận Hà Đông Hà Nội

☎️ HOTLINE 1: 0989688888

☎️ HOTLINE 2: 0975335357

☎️ Zalo: 0936360618

🌏 Website: vuonnhat.net.vn

Bài viết liên quan

Share

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *