Nội dung bài viết

ky thuat cham soc cay do quyen 1

Kỹ thuật chăm sóc hoa đỗ quyên đúng chuẩn

Người Việt Nam có một thú chơi vô cùng tao nhã đó là thú chơi hoa, chăm sóc cây cảnh. Với người chơi hoa, người ta không chỉ nâng niu cái đẹp mà còn nâng niu ý nghĩa mà mỗi loại hoa mang lại. Với người yêu hoa, chắc hẳn ai cũng muốn sở hữu một cây đỗ quyên – Loài hoa mang vẻ đẹp kiêu sa, đài các và mang ý nghĩa sung túc cho gia chủ. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn kỹ thuật cách chăm sóc cây đỗ quyên tốt nhất để mang lại vẻ đẹp và sự sung túc cho gia đình.

Kỹ thuật chọn giống và đất để trồng cây đỗ quyên

Cách lựa chọn giống hoa Đỗ Quyên

Đỗ Quyên là loài cây có thể gieo trồng bằng hạt hoặc giâm, chiết cành đều được.  Nếu lựa chọn gieo trồng Đỗ Quyên bằng hạt thì bạn cần lưu ý chọn hạt giống hoa Đỗ Quyên đảm bảo chất lượng, hạt mẩy, không sâu bệnh, khả năng nảy mầm cao,…

Cách chăm sóc cây đỗ quyên
Cách chăm sóc cây đỗ quyên

Đỗ Quyên là cây cảnh được nhiều người yêu mến

Đỗ Quyên là cây cảnh được nhiều người yêu mến

Thông thường, người ta thích trồng cây Đỗ Quyên bằng cành hơn. Bởi phương pháp này cây mau ra hoa hơn. Phương pháp này cũng không yêu cầu quá cao về kĩ thuật, bạn chỉ cần chọn cành khỏe đẹp sau đó thực hiện giâm hoặc chiết cành và trồng xuống đất sau đó áp dụng kĩ thuật trồng hoa Đỗ Quyên đúng chuẩn là sẽ nhanh chóng được thưởng hoa.

Chọn đất trồng hoa Đỗ Quyên như thế nào?

Vì là loại cây xuất phát từ đai khí hậu khô và lạnh nên đất trồng hoa Đỗ Quyên không cần quá màu mỡ như các loại cây khác. Bạn chỉ cần chọn đất thỏa mãn một số điều kiện như: Đất tơi xốp, có độ thoát nước cao, thông thoáng gió, nhiều mùn, đủ phân bón,… Đặc biệt là độ pH khoảng từ 4 – 5 là phù hợp nhất để cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Vị trí phù hợp để trồng cây Đỗ Quyên

Đỗ Quyên rất sợ nắng và nơi không thoát nước vì thế đỗ quyên còn được xếp vào họ cây khô. Để đảm bảo điều kiện cho hoa nở đẹp, màu sắc tươi tắn và lâu tàn, bạn cần trồng hoa ở vị trí mát, không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào nhưng cũng không bị rợp bóng hay quá ẩm thấp.

Cách chăm sóc cây đỗ quyên đúng chuẩn

Đỗ Quyên là loại cây dễ sống, tuy nhiên, muốn cây ra hoa đẹp thì cần nắm rõ những kỹ thuật chăm sóc hoa đỗ quyên cơ bản. Đây là yếu tố quan trọng để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Dưới đây là một vài kỹ thuật cần thiết cho những ai mới bắt đầu

Kỹ thuật tưới nước và chăm sóc định kỳ

Với đặc điểm của bộ rễ rất mạnh nên loài cây này rất sợ hạn và không chịu ngập úng lâu. Chính vì vậy, cần căn cứ vào điều kiện thời tiết để có chế độ tưới cho phù hợp. Theo kỹ thuật chăm sóc hoa đỗ quyên đúng chuẩn thì thời gian tưới tốt nhất là vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.

Thời gian đầu bạn chỉ cần tưới nước đủ ẩm để cây lên chồi, búp,… Vào thời kỳ cây ra nụ, ra hoa thì bạn cần tưới nhiều hơn bởi giai đoạn này cây cần nhiều năng lượng và sự thoát hơi nước cũng diễn ra mạnh mẽ hơn.

Kỹ thuật bón phân

Bón phân bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cây phát triển. Đây được xem là một trong những kĩ thuật chăm sóc hoa Đỗ Quyên không thể thiếu để cây phát triển tốt và nhanh cho hoa đẹp.

Đỗ quyên không phải là loại cây phàm ăn nên bạn chỉ cần bón một lượng phân khô vừa phải hoặc phân pha loãng với số lượng ít. Thậm chí, bạn không nên bón phân cho cây con mới trồng, chỉ nên bón cho cây từ 2 năm tuổi trở lên. Khi cây được 2-3 năm tuổi thì chỉ bón từ cuối xuân đầu hè, bón phân pha loãng khoản 10 – 15 ngày bón 1 lần. Đối với cây lâu năm hơn, từ 4 năm trở lên, mỗi năm bón 2 lần phân khô vào mùa xuân và mùa thu.

Một số chú ý khi bón phân

– Mùa hè bạn cần giảm số lần tưới phân vì sẽ khiến cây bị vàng lá.

– Tuy nhiên nếu cây vẫn sinh trường tốt vào mùa hè và có dấu hiệu trổ bông thì bạn bón thêm Ca3(PO4)2 + Ca(HPO3) từ 1 đến 2 lần để kích thích nụ cây nhanh nở.

– Tưới phân phải kết hợp cùng tưới nước và xới nhẹ đất trong chậu cây.

– Bạn không cần bón phân sau mùa đông.

Kỹ thuật cắt tỉa cành

Nếu bạn muốn tỉa tạo tán cho cây sinh trưởng, phát triển theo ý muốn thì cần loại bỏ những cành bị sâu bệnh, cành yếu, khô hay các cành bị mọc dày.

Thời gian cắt tỉa tạo hình có thể chia ra làm 2 mùa theo sự phát triển của cây: mùa sinh trưởng và kỳ ngủ nghỉ.

– Vào mùa sinh trưởng: Trong thời kỳ này, bạn có thể ngắt ngọn, uốn cành, chỉnh dày thưa,…

– Kỳ ngủ nghỉ: Thời gian này chủ yếu là cắt cành sâu bệnh và cành yếu. Bên cạnh đó cành già cũng cần được cắt tỉa để những cành non ra dễ dàng cho việc tạo dáng cây.

ky thuat cham soc cay do quyen

Bón phân đúng cách giúp hoa lên màu đúng chuẩn

Một số loại sâu bệnh hại cây đỗ quyên

Sâu hại

Mỗi mùa hoa đỗ quyên nở nhện đỏ là đối tượng quấy phá nhiều nhất. Trong trường hợp này bạn cần dùng thuốc DDVP 0,1 % để phun trừ. –Rệp ống cũng là loại sâu bệnh hại khiến lá, nhánh non và hoa đỗ quyên bị sứt sẹo, xấu xí. Với loài này, khi phát hiện bạn dùng thuốc Rogor 0,1 % để phun trừ hoặc xử lý ngay từ giai đoạn rệp đẻ trứng bằng hỗn hợp vôi và lưu huỳnh 5%.

Ngoài 2 bệnh ở trên thì nhện râu ngắn cũng là một trong những bệnh cần lưu ý trong kĩ thuật trồng hoa Đỗ Quyên. Đây là loài sinh vật rất hại với sự sinh trưởng của đỗ quyên. Khi phát hiện bệnh bạn hãy dùng một ít dung dịch Sumithion 0,2% phun để diệt đi sâu bệnh nhé.

Bệnh hại

– Bệnh thối rễ: Trong quá trình trồng nếu xử lý không tốt trước khi trồng cũng là nguyên nhân khiến cây bị thối rễ. Khi phát hiện ra bạn cần thay ngay đất và đổi sang đất trồng mới. Bạn cần dùng thêm thuốc tím 0,1%, sunfat sắt 2% hoặc topsin 0,1% để phun vào chậu cây và đất để xây hồi phục.

– Bệnh đốm nâu: Đối với căn bệnh này cần thường xuyên cắt tỉa lá, tưới nước và bón phân hợp lý để cây tăng sức chống chịu với vi khuẩn và sâu bệnh.

Kỹ thuật chăm sóc hoa Đỗ Quyên không khó, hi vọng những thông tin trên đây có thể giúp ích cho bạn trong việc trồng và chăm sóc cây. Đừng quên ghé qua website: vuonnhat.net.vn thường xuyên để cập nhật nhưng kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh nhé.

Xem thêm: Sức hút vượt thời gian của cây Tùng La Hán trong không gian sống

Bài viết liên quan

Share

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *