Nội dung bài viết

gia cay thong den nhat ban

Chăm sóc thông đen Nhật Bản tươi tốt bốn mùa

Chăm sóc Thông đen Nhật Bản không phải là quá khó nhưng cũng không hề đơn giản. Nhất là đối với cây thông bonsai. Làm sao để cây có thể phát triển với thế và dáng đúng ý, ra lá xanh tốt quanh năm? Làm cách nào để cây không lớn quá tầm phá mất thế đẹp nhưng vẫn có sự sinh trưởng bình thường? Đây là những điều ai trồng thông đen Nhật cũng phải quan tâm.

Những người yêu thích cây cảnh chắc chắn không thể bỏ qua việc sắm một cây thông đen Nhật để thêm vào bộ sưu tập cây cảnh của mình. Đây là loại cây quý, có nhiều ý nghĩa về phong thủy. Nhưng trên hết, thông đen được trồng làm cảnh bởi dáng đẹp, thế cuốn hút, lá xanh quanh năm.

Cây thông đen Nhật Bản là cây cảnh có nguồn gốc từ nước ngoài. Nếu mua được loại đã được thuần hóa tại Việt thì việc chăm sóc không có gì đáng ngại. Nhưng nếu là dòng sản phẩm nhập cả cây về thì việc chăm sóc đòi hỏi sự kỹ lưỡng, chi tiết hơn. Vậy khi chăm sóc thông đen Nhật Bản, các bạn cần lưu ý điều gì? Đây là những điều quan trọng nhất mà bạn cần phải quan tâm:

Hướng dẫn chăm sóc thông đen Nhật Bản đúng cách

Đất trồng phải là loại thoát nước tốt

Thông đen là loại cây sống ở vùng núi cao, đất khô hạn, cây không ưa nước. Do đó, lưu ý đầu tiên về chăm sóc thông đen Nhật Bản là phải chọn loại đất phù hợp. Đất trồng là loại đất núi, đất đồi, cát pha, có độ thoát nước tốt. Kinh nghiệm là nên chọn loại đất trồng ở nơi bứng cây. Hoặc chọn đất thịt pha thêm cát vàng hạt to và xơ dừa với tỷ lệ 7/3.

Chăm sóc Thông Đen Nhật Bản cần lưu ý chất đất

Nước vừa đủ

Có một câu đúc kết kinh nghiệm của những người trồng cây cảnh là “tùng khô, bách ướt”. Cây tùng ở đây là chỉ những cây thuộc họ cây lá kim. Thông đen Nhật thuộc họ cây lá kim nên đương nhiên có cách tưới nước cũng phải căn chỉnh phù hợp. Cây này không cần quá nhiều nước và có thể chịu hạn. Do đó, khi chăm sóc thông đen Nhật Bản, các bạn nhớ lưu ý, đừng tưới thừa nước cho cây. Tưởng vậy là chăm cây tốt nhưng thực chất là đang hại bộ rễ của cây.

Nơi trồng phải có nắng

Thông đen Nhật Bản chịu hạn tốt và ưa nắng. Do đó, nếu trồng trong sân vườn hãy dành góc nào có thể hứng được nhiều ánh nắng nhất. Còn để cây trong nhà thì cứ sau vài ngày phải cho cây phơi nắng 1 lần. Có như vậy cây mới xanh lá, quang hợp tốt, kích thích lá ra đều.

Chớ bón phân hóa học cho cây

Một điểm cần đặc biệt lưu ý trong quá trình chăm sóc thông đen Nhật Bản là việc bón phân. Nói không với phân hóa học là điều cần nhớ đầu tiên. Chỉ nên dùng phân hữu cơ ngâm lấy nước tưới cho cây. Nên bón phân vào mùa thu. Thời điểm khác thì dừng lại. Điều này là vì để tạo độ phát triển hợp lý của lá cây, độ dài của lá, giúp cây giữ dáng đẹp.

Ngắt chồi khi cần thiết

Ngắt chồi là công đoạn không thể thiếu khi chăm sóc thông đen Nhật Bản. Việc này giúp cho cây có dáng đẹp hoàn hảo. Nên ngắt chồi vào mùa xuân, ngắt chồi như thế nào phải dựa vào sự phát triển của từng cây. Cụ thể thì các bạn cần phải học hỏi nhiều thêm ở những người có kinh nghiệm.

Chú ý ngắt chồi, tạo dáng khi chăm sóc thông đen Nhật Bản

Không được tùy ý thay chậu

Trồng thông đen Nhật, các bạn nên nhớ không phải cứ thích thay chậu trồng cây lúc nào thì thay. Mà thông thường phải 7, 8 năm người ta mới thay chậu 1 lần. Lúc này bộ rễ cây đã phát triển và tạo hình cố định ở một không gian nhất định. Rễ bám chắc. Do đó, khi bứng cây ra khỏi chậu cần hết sức nhẹ nhàng, tránh làm đứt các rễ phụ. Thời điểm thích hợp nhất để bứng cây, đảo chậu là từ tháng 12 đến tháng 2 âm lịch của năm sau.

Hướng dẫn từng bước để thay chậu cây thông đen:

  • Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ bao gồm kéo, cào rễ, đũa và kìm cắt dây.
  • Bước 2: Cắt dây kẽm đã dùng để neo cây trong chậu.
  • Bước 3: Lấy cây bonsai ra khỏi chậu một cách nhẹ nhàng và cẩn thận bằng cách sử dụng dụng cụ cào rễ. Cây cần thay chậu nếu rễ cây đang bao bọc hết bên trong chậu.
  • Bước 4: Dùng đũa và loại bỏ đất cũ, bắt đầu ở hai bên và về phía dưới của cây bonsai. Tránh gây ra những tổn thương không đáng có cho bộ rễ trong quá trình xử lý. Để nguyên ít nhất một nửa khối lượng rễ của cây thông bonsai là điều quan trọng để bảo vệ nấm rễ có ích cho sự tồn tại của cây bonsai của bạn.
  • Bước 5: Dùng kéo cắt bỏ phần rễ quá dài. Tránh cắt tỉa hơn ba mươi phần trăm của tất cả các rễ.
  • Bước 6: Thay chậu cây bonsai vào thùng giống. Chuẩn bị thùng chứa bằng cách dùng lưới che các lỗ thoát nước.
  • Bước 7: Dùng một đoạn dây kẽm giữ cố định tấm lưới.
  • Bước 8: Gắn thêm một sợi dây để neo và ổn định cây bonsai vào thùng sau này.
  • Bước 9: Thêm một lớp mỏng đất hạt nặng là bước quan trọng đầu tiên, chẳng hạn như đá mạt, đá nham thạch hoặc akadama, đóng vai trò là lớp thoát nước.
  • Bước 10: Bước tiếp theo là phủ thêm một lớp đất mỏng đã ủ.
  • Bước 11: Đặt cây bonsai vào thùng. Sử dụng dây đã được gắn trước đó để giữ cây bonsai vào vị trí.
  • Bước 12: Thêm đất ủ xung quanh gốc cây bonsai.
  • Bước 13: Dùng đũa xới đất và rễ cây. Đảm bảo bao phủ tất cả các túi khí xung quanh bộ rễ của cây bonsai.
  • Bước 14: Tưới nước thật sạch cho cây bonsai.

Đây là những lưu ý quan trọng trong quá trình chăm sóc thông đen Nhật Bản. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm chi tiết hoặc học hỏi kỹ thuật trồng và chăm sóc loại cây này thì hãy liên hệ

VƯỜN NHẬT THANH TÙNG CÁT TƯỜNG

Địa chỉ: Khu Thể Thao Cây Xanh Hà Đông, Phố Cầu Đơ, Quận Hà Đông, Hà Nội

Hotline: 0989 688 888 / 0936 360 618

Website: vuonnhat.net.vn

Bài viết liên quan

Share

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *