Trên thế giới cây Chà là được trồng ở nhiều nước Châu Phi, Trung Đông… cây không kén đất, vì thế mà nó được trồng ở ở vùng đồng bằng, ốc đảo, vùng đất mặn, đất cát, sa mạc để lấy trái ăn. Ở nước ta, cây Chà là thích hợp trồng trên đất cát (vùng hoang mạc), nơi có mạch nước ngầm càng tốt, chịu được mặn, lượng mưa hàng năm từ 250mm trở lên.
Đặc điểm sinh học của cây Chà là cho thấy nó hoàn toàn thích hợp với đặc điểm khí hậu và thổ nhưỡng của nhiều tỉnh thành trong cả nước, nhất là vùng cát ven biển như Phan Thiết, Bình Thuận, Quảng Nam, Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Cây Chà là trồng ở vùng đất cát
Các tỉnh có diện tích đất cát lớn, khí hậu nóng, khô như Phan Thiết, Bình Thuận, Quảng Nam… rất khó để lựa chọn cây trồng thích hợp thì cây Chà là lại tỏ ra thích nghi tôt, ngay cả trên những vùng đất nghèo dinh dưỡng, khô hạn.
Vào năm 2004, người dân đã trồng thử nghiệm 8,7 ha Chà là trên vùng đất Mũi Né, đến nay diện tích trồng Chà là đã tăng mạnh trên toàn tỉnh Bình Thuận và lan rộng ra các tỉnh thành khác.
Cây Chà là trồng ở vùng đất nhiễm mặn
Năm 2000, 400 cây Chà là đã được trồng thí điểm tại rừng ngập mặn U Minh, Cà Mau. Đồng thời, người dân cũng trồng Chà là ở các bờ vuông nuôi tôm, cá, dọc các bờ kênh để tận dụng khoảng đất trồng. Kết hợp vơi mô hình nuôi ong mật để thụ phấn cho hoa Chà là lợi cả đôi đường.
Qua nhiều năm trồng Chà là ở vùng đất ngập mặn mà ít loài cây nào phát triển được thì cây Chà là vẫn xanh tốt và cho trái. Cây Chà là sống rất khỏe, bộ rễ phát triển không làm ảnh hưởng đến những cây trồng, vật nuôi khác cũng như độ phì nhiêu của đất.
Vì thế, mô hình trồng Chà là ở các vùng đất mặn ngày càng được nhân rộng ra các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Xem thêm: Những lý do nên trồng tùng la hán