Một trong những loài cây lớn nhất và được yêu thích nhất trên thế giới là thông đen – một loài cây có vẻ đẹp xanh tươi tốt quanh năm. Dường như sự xuất hiện của những cây thông đen là để tô điểm thêm sức sống cho phong cảnh nơi trần gian. Chúng là biểu tượng cho sự trường thọ, sự may mắn, bình an. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi nguồn gốc cây thông đen có từ đâu hay chưa?
Nguồn gốc cây thông đen
Nói về nguồn gốc cây thông đen là chúng ta nói đến cả một câu chuyện dài đằng đẵng như là truyện cổ tích. Thông đen bắt nguồn từ Nhật và chúng ta có thể tóm gọn câu chuyện ấy qua 3 giai đoạn lịch sử của Nhật Bản như:
Những năm đầu của thế chiến thứ hai (1939 – 1945)
Trước những năm đầu của thế chiến thứ hai (1939-1945), người dân Nhật thích bonsai nên thường lên núi đào mấy cây đẹp, cây còi về chơi. Nó cũng chẳng khác các bạn ở Việt Nam hiện nay là mấy.
Có điều, lúc đó, người Nhật không chuộng thông đen bonsai. Họ chỉ coi trong thông trắng và thông đỏ Nhật. Trong quan điểm của họ lúc bấy giờ, thông đen không có nét quý phái, thanh tao như thông trắng hay thông đỏ.
Thông đen có vẻ ngoài thân với vỏ nứt toác, lá thô và cứng như dáng vẻ của một lực điền. Nhưng người Nhật vẫn gieo hạt thông đen thật nhiều để lấy gốc ghép với thông trắng, thông đỏ vì chúng không có vỏ đẹp và sức phát triển rất yếu.
Sau đệ nhị thế chiến
Sau đệ nhị thế chiến, Nhật thua trận khiến kinh tế đất nước bị đình trệ. Song song với việc quân đội Hoa kỳ rất đông còn đang đóng lâu dài tại Okinawa, việc bán những cây bonsai cho người Mỹ đã lóe ra 1 hướng buôn bán mới.
Thế là, dân Nhật Bản đổ xô lên núi đào những cây Juniper shimpaku (Juniperus sergentia) về làm bonsai bán. Tình hình kéo dài khoảng vài năm, Nhật Hoàng sợ tiêu tán hết rừng núi nên đã ra lệnh cấm chỉ không cho phép bất kỳ ai lên núi đào bất cứ loại cây gì.
Lúc này, chỉ còn 3 cách để tạo cây giống: gieo hạt, chiết từ những cây mang từ núi về trồng hoặc giâm cành. Chiết và giâm cành thì cây Juniper có thể chịu được, còn ươm hạt Juniper thì không ăn thua. Trăm hạt chưa thành công được một.
Thế nhưng đối với cây thông đen thì khác. Thông đen gần như không thể chiết, giâm cũng khó, chỉ còn cách gieo hạt. Mà thông đen thì mười hạt lên gần như cả mười.
Sau chiến tranh
Sau chiến tranh, trải qua những suy thoái, Nhật Hoàng đã ra lệnh cải cách dân tình: dẹp bỏ những gì yếu đuối, ca tụng những điều mạnh mẽ, ủng hộ phụ nữ lấy chồng Hoa kỳ hoặc người ngoại quốc để dân tộc Nhật mạnh mẽ, cao to hơn.
Thế là, cây Thông đen trở thành ứng viên sáng giá hàng đầu cho phong trào cải cách trong lĩnh vực nghệ thuật bonsai bởi cái tính mạnh mẽ của thân và lá. Từ đó, giá trị của cây Thông đen được nâng cao rất nhanh chóng. Số lượng thông đen bonsai tăng đột biến tới mức tràn ngập.
Lúc này, người Nhật bắt đầu phát động phong trào bonsai với cây thông đen Nhật. Họ gọi thông đen là “vua của các loại bonsai”. Từ đó đến nay, những cây bonsai thông đen thường có giá trị cao, có lẽ cũng bởi vẻ đẹp đầy “nam tính” của nó.
Trên đây, là một câu chuyện đầy ly kỳ về nguồn gốc cây thông đen Nhật Bản. Nếu bạn cũng muốn sở hữu những cây thông đen đầy mạnh mẽ nhưng không kém phần hấp dẫn, quyến rũ ấy, hãy đến ngay vườn Nhật Thanh Tùng Cát Tường để lựa chọn cho mình những cây thông đen Nhật có thế, dáng đẹp độc lạ nhất. Hoặc bạn có thể truy cập vuonnhat.net.vn để được tư vấn một cách tận tình nhất.