Cây cảnh Bonsai được coi là một loại cây cảnh quý và được nhiều người chơi cây cảnh ưa chuộng. Cây cảnh Bonsai là cây nhỏ, có hình thì và được cắt tỉa tạo hình bắt mắt, với những loại hình thù ngộ ngĩnh và có thể đặt tại biệt thự mỗi gia đình.
Dưới đây là vài tìm hiểu thú vị về cách chăm sóc cây cảnh bonsai đúng kĩ thuật
Các dáng thế cơ bản của cây cảnh bonsai
Dáng trực là gì?
Cây cảnh bonsai dáng trực là cây có trục thân cây thẳng góc với mặt đất (thế đứng) α = 0o (nhìn tổng thể giữa ngọn và gốc hình thành đường thẳng hoặc gần thẳng đứng).
* Ý nghĩa của cây cảnh dáng trực: Dáng trực trong nghệ thuật cây cảnh nó được nghệ thuật hoá để ẩn dụ thế hiên ngang, bất khuất…
Dáng xiên (xiêu)/nghiêng hay dáng tà là gì?
Là dáng mà trục của thân cây hơi nghiêng so với phương nằm ngang khoảng α = 20o – 70o.
* Ý nghĩa của cây dáng xiêu: Ngoài thiên nhiên những cây này gặp trắc trở, thiên tai làm đổ nghiêng nhưng cây vẫn sống và vươn lên.
Về mặt thẩm mỹ các cây cảnh bonsai dáng xiêu thường trông rất mềm mại, duyên dáng nhã nhặn, thường thể hiện hình tượng của người phụ nữ.
Dáng hoành là gì?
Dáng hoành là dáng cây cảnh bonsai mà trục của thân cây nằm ngang so với mặt chậu.
Ý nghĩa của cây cảnh bonsai dáng hoành: Dáng hoành ở ngoài tự nhiên thường là những cây có điều kiện sống khó khăn nhưng cây vẫn sống và nảy lộc đâm chồi (cây nằm ngang trên mặt đất α = 70 ≤ 90o)
* Về thẩm mỹ: Dáng cây này khá khác thường, ngoạn mục biểu hiện sự mềm mại dịu dáng, duyên dáng…
Cách trồng và chăm sóc cây cảnh bon sai
Chậu Bonsai
Một trong các yếu tố quan trọng nhất sau chính loại cây cảnh bonsai được chọn là chậu. Chậu phải thích hợp với loại cây, chậu tròn, chậu vuông, chậu hình chữ nhật, hình đa giác, hình bầu dục. Màu sắc của chậu phải đồng điệu với cây tạo thêm sự duyên dáng cân bằng với cây. Nếu cây có dáng cổ thụ mà chậu thì “trẻ” quá cũng thiếu “môn đăng hộ đối”.
Ngoài chậu đựng, Cây cảnh Bonsai còn phải đi kèm với rêu, nó tạo nên sự cổ phong và người Nhật thường thích để đá đẹp chung với Bonsai hoặc để riêng bên cạnh để tăng lên sự nhịp nhàng (accent) của cây.
Rêu
Rêu thì có nhiều loại nhiều màu khác nhau: đa số rêu nhung xanh là thông dụng hơn cả; tôi đã được thấy tận mắt rêu vàng, rêu nâu, rêu vàng đỏ, và có lần cả rêu màu tím thật lãng mạn.
Một cây cảnh Bonsai đẹp phải phơi cả rễ, có cây rễ phủ quanh cục đá (on the rock). Nếu một cây Bonsai mà gốc “cấm dùi” thẳng vào mặt đất thì chẳng còn gọi là Bonsai được.
Môi sinh của Bonsai không được giàu quá cũng không nên nghèo quá. Trong kỹ thuật Bonsai hình như hai chữ “quân bình” và “hòa điệu” là luôn luôn phải được nghĩ đến trước khi, đang lúc và sau khi hoàn thành một cây cảnh Bonsai có tầm vóc.
Cách pha trộn đất trồng cây cảnh Bonsai
Một hỗn hợp pha trộn đất trồng Cây cảnh Bonsai chung chung cho mọi thứ là: 3phần đất thịt (loam) + 1 hay 2 phần cát thô hay perlite + 1phần lá mủn hay Peat moss + 1/2 phần phân chuồng (cow manure) + 1/2 thức ăn bằng xương nghiền nát (bone meal).Không bao giờ dùng potting soil pha chế sẵn.Ngoài ra tùy loại cây chịu acid hay loại cây chịu tính kiềm mà chúng ta nên thêm vôi vào hổn hợp.
Nước và ánh sáng
Nước và ánh sáng chiếm phần quan trọng còn lại trong việc săn sóc cây cảnh Bonsai.Thường Bonsai loại xanh muôn thuở (evergreen), loại thông (coniferous) đều thích ở ngoài trời, tưới bằng vòi nước cho thật ướt cả cây lẫn đất.
Vườn Nhật Thanh Tùng Cát Tường tự hào là đơn vị cung cấp và phân phối cây cảnh cao cấp và an toàn tại thị trường Việt Nam.Ngoài ra, chúng tôi còn chọn lọc những giống cây cảnh bonsai có chất lượng tốt, không sâu bệnh nên quý khách hàng lựa chọn sản phẩm của chúng tôi hoàn toàn yên tâm về khả năng phát triển cũng như phòng trừ sâu bệnh của cây.
1 bình luận về “Cách chăm sóc cây cảnh bonsai đúng kỹ thuật”
Muchas gracias. ?Como puedo iniciar sesion?