- Giới thiệu
- Tác phẩm
- Dự án tiêu biểu
- Dịch vụ
- Hoạt động cộng đồng
- Tin tức
- Liên hệ
-
- Zalo: 0587 175 999
vuonnhat.net.vn chuyên cung cấp cây tùng la hán nhập khẩu chính ngạch Nhật Bản với đầy đủ dáng thế. Cây thích hợp trồng làm cảnh tại tư gia hoặc trong các khuôn viên công trình lớn.
Định nghĩa & nguồn gốc: Tùng La Hán (tên khoa học: Podocarpus macrophyllus) là một loài cây lá kim, thuộc họ Thông tre (Podocarpaceae). Đây là một loại cây thân gỗ, thường xanh, có nguồn gốc từ vùng Đông Á, đặc biệt là Nhật Bản và Trung Quốc.
Lịch sử của cây gắn liền với văn hóa và tín ngưỡng của các quốc gia này. Tại Nhật Bản, Tùng La Hán được coi là biểu tượng của sự trường thọ, may mắn và thường được trồng trong các đền chùa, khu vườn hoàng gia.
Đặc điểm hình thái:
Thân: Tùng La Hán là cây thân gỗ, thường xanh, có thể cao tới 20m trong tự nhiên. Tuy nhiên, khi được trồng làm cảnh, chiều cao của cây thường được kiểm soát ở mức thấp hơn (từ 1 – 5m). Vỏ cây có màu nâu xám, bề mặt xù xì, nứt nẻ theo chiều dọc khi cây già. Gỗ Tùng La Hán có chất lượng tốt, được sử dụng trong xây dựng và làm đồ thủ công mỹ nghệ.
Lá: Lá Tùng La Hán có hình kim, thuôn dài (khoảng 5 – 15cm), đầu lá nhọn, mọc đối xứng hoặc so le trên cành. Lá có màu xanh đậm, bóng ở mặt trên, mặt dưới có màu xanh nhạt hơn. Lá non thường có màu xanh nõn chuối rất đẹp mắt.
Hoa: Tùng La Hán là cây đơn tính khác gốc (tức là có cây đực và cây cái riêng biệt). Hoa đực có hình trụ, màu vàng nhạt, mọc thành cụm ở đầu cành. Hoa cái nhỏ hơn, mọc đơn độc ở nách lá. Cây thường ra hoa vào mùa xuân (khoảng tháng 3 – 4).
Quả: Quả Tùng La Hán có hình cầu hoặc hình trứng, khi non có màu xanh, khi chín chuyển sang màu tím đen. Quả có một lớp phấn trắng bên ngoài. Phần đế quả phình to, có màu đỏ hoặc cam, trông giống như một vị La Hán đang ngồi thiền, đó là lý do cây có tên gọi như vậy.
Việc tìm hiểu các loại Tùng La Hán sẽ giúp quý khách có cái nhìn tổng quan hơn để lựa chọn đúng, phù hợp. Vậy có mấy loại Tùng La Hán? Hiện nay, Tùng được chia thành nhiều loại khác nhau theo phân bố địa lý, đặc tính, kiểu dáng cây. Đặc biệt, mỗi loại Tùng mang những đặc điểm riêng biệt với sự đa dạng về thẩm mỹ và ý nghĩa phong thủy như sau:
Bạn đang phân vân Tùng La Hán có mấy loại và đặc điểm, ý nghĩa riêng từng loại như thế nào? Hãy tham khảo nội dung sau để hiểu rõ hơn về sự khác biệt này để chọn lựa đúng cho không gian sống nhà mình.
Tùng Nhật Bản mang đến cho người nhìn cảm giác mạnh mẽ và chắc chắn. Đây là loại Tùng có giá trị cao nhất trên thị trường hiện nay. Điểm nổi bật là cây có tán rộng và dày mang ý nghĩa biểu trưng cho sự vững chãi và kiên định. Đặc biệt trong phong thủy, Tùng còn đại diện cho sự trường thọ, thu hút năng lượng tích cực và sức khỏe cho gia chủ.
Tùng Nhật có nhiều dáng thế khác nhau như dáng long, dáng trực… Với vẻ đẹp thanh thoát nhưng không kém phần sang trọng sẽ là lời chúc bình an, may mắn cho gia chủ và là lựa chọn hoàn hảo cho nhiều không gian trưng bày.
Tùng La Hán Nhật Bản thường có khả năng chịu được thời tiết khắc nghiệt, phát triển tốt ở các vùng có khí hậu lạnh. Thân hình cao, dáng thế vững chãi, các nhánh cây thường mọc ra theo chiều ngang. Ở Nhật Bản, Tùng được coi là biểu tượng của sự thanh tịnh, bình an, mang đến sự bảo hộ.
Loại Tùng La Hán này có nguồn gốc Đài Loan, có khả năng chịu được khí hậu nhiệt đới và dáng thế rất đa dạng. Cây có tốc độ phát triển nhanh và yêu cầu ít chăm sóc hơn so với các loại Tùng khác. Lá cây Tùng Đài Loan thường ngắn hơn và màu xanh sáng, tạo nên vẻ đẹp thanh tao, nhẹ nhàng. Đây là loại cây rất thích hợp để trang trí trong sân vườn gia chủ hay bất cứ khu vực nào.
Ý nghĩa phong thủy của cây đại diện cho sự linh hoạt và trường tồn mãi mãi theo thời gian. Hơn nữa, khi đặt Tùng trong không gian sống còn có công dụng thu hút tài lộc, sự nghiệp thăng hoa và hạnh phúc viên mãn.
Đây là loại Tùng La Hán có xuất xứ Việt Nam, thường trồng phổ biến ở các vùng núi cao các tỉnh miền Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình…
Cây có thân dáng thẳng, mạnh mẽ cùng lá cây dày, ngắn. Tùng là biểu tượng của sự kiên cường, bền bỉ như sức mạnh người dân Việt Nam. Với vẻ đẹp mộc mạc và bình dị chính là điểm đặc trưng của loại cây cảnh này.
Sự phát triển của các loại Tùng La Hán tại Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi đặc điểm địa lý và khí hậu của từng vùng. Ví dụ miền Bắc có khí hậu ôn đới, mùa đông lạnh và mùa hè ấm áp sẽ lý tưởng để Tùng La Hán Nhật Bản phát triển.
Tùng La Hán có mấy loại và cách phân biệt như thế nào? Để phân biệt các loại Tùng trên thị trường thì bạn có thể dựa vào những đặc điểm sau:
Ngoài cách chia phổ biến trên đây, nếu chúng ta chia theo kích thước lá, thì có thể phân loại tùng la hán như sau:
Dáng trực là dáng phổ biến nhất trong tự nhiên và cũng được nhắc đến nhiều trong nghệ thuật tạo dáng cây cảnh. Cây dáng trực mọc thẳng đứng, thân cây không đổi hướng phát triển, thuôn dần từ gốc đến ngọn.
Dáng trực cũng có 2 loại:
– Trực quân tử: cây mọc thẳng đứng, không biến đổi khi phát triển, thuôn dần từ gốc đến ngọn. Dáng cây này rất hiếm gặp trong tự nhiên mà chỉ có thể có được qua quá trình trồng và cắt giật tỉ mỉ. – Trực lắc: Dáng cây này dễ bắt gặp ngoài tự nhiên hơn, thân cây có những đoạn lắc lượn từ gốc và thon dần lên ngọn. Phần lắc thường được các nghệ nhân uốn nắn theo chủ ý.
Cây cảnh dáng xiêu có trục thân cây nghiêng so với phương nằm ngang một góc khoảng 20 – 70 độ. Trong tự nhiên, dáng xiêu thường xuất hiện ở những cây gặp nhiều thiên tai, trắc trở, bị đổ nghiêng. Tuy nhiên, dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt, cây vẫn vươn lên xanh tốt, vượt qua mọi khó khăn để hướng tới tương lai tươi sáng. Về mặt thẩm mỹ, cây cảnh nghệ thuật dáng xiêu mang vẻ đẹp dịu dàng, mềm mại, duyên dáng, thường được liên tưởng đến hình ảnh người phụ nữ.
Cây có dáng hoành khi trục của thân cây nằm ngang so với mặt chậu. Từ xa xưa ở Việt Nam, dáng hoành thường chỉ xuất hiện trong những gia đình quý tộc, giàu có, thể hiện sự bề thế, oai nghiêm của gia chủ. Ngày nay, dáng hoành được nhiều người ưa chuộng không chỉ bởi vẻ đẹp độc đáo mà còn vì ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, mang lại may mắn, tài lộc.
Dáng huyền (hay còn gọi là dáng thác đổ, bay huyền – Full Cascade) thường xuất hiện ở những cây mọc ở sườn núi, vách đá dốc, phải chống chọi với thời tiết khắc nghiệt.
Để tạo được dáng huyền, các nghệ nhân cần tạo hình sao cho gốc cây ở trên chậu, thân cây có nhiều nhánh mọc sà xuống, tràn qua miệng chậu và thấp hơn đáy chậu, tựa như một dòng thác chảy qua ghềnh đá.
Vẻ đẹp của cây dáng huyền được đúc kết từ khó khăn, gian khổ nên rất có hồn và chiều sâu. Ngắm cây dáng thác đổ, ta cảm nhận được sự nhẹ nhàng, uyển chuyển, kỳ thú, thơ mộng nhưng vẫn khoáng đạt. Với sức sống mãnh liệt và sự kiên cường, cây vẫn sống lơ lửng giữa mây trời, ngọn hướng về gốc rễ. Dáng cây gợi liên tưởng đến con người, dù trải qua bao sóng gió vẫn can trường tiến bước, hy vọng vào một tương lai tươi sáng.
Tùng La Hán là loại cây thân gỗ, lá xanh bóng bẩy quanh năm và có tuổi thọ cao lên đến hàng trăm năm. Thân cây Tùng La Hán có vẻ ngoài xù xì nhưng gỗ của loại cây này lại vô cùng dẻo và dễ uốn. Trước đây, Tùng La Hán rất quý và hiếm, chỉ xuất hiện ở trong cung của các bậc vua, chúa và gia đình quý tộc nhưng ngày nay loại cây này đang được biết đến ngày càng phổ biến hơn.
Cây Tùng La Hán mang nhiều ý nghĩa phong thủy vô cùng đặc biệt
Trong phong thủy, Tùng La hán mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp:
– Về mặt phong thủy, loại cây này là biểu tượng của sự phồn vinh và thịnh vượng.
– Cây tùng la hán mạnh mẽ, phong trần, chịu được mọi tác động của thời tiết khắc nghiệt, thể hiện sức sống bền bỉ, vượt qua mọi nghịch cảnh, mang lại sự phồn vinh cho cuộc sống.
– Ngày xưa, cây Tùng La Hán là loài cây quý tộc, chỉ những gia đình giàu có mới có điều kiện để mua, chăm sóc và trưng bày loại cây này trong nhà vì vậy nó thể hiện đẳng cấp sang trọng, cao quý.
– Hình dáng cây Tùng La Hán tự nhiên rất phong trần, phóng khoáng, mạnh mẽ thể hiện khí phách hiên ngang của một người anh hùng, đầu đội trời, chân đạp đất.
– Màu xanh quanh năm của lá Tùng La Hán cũng có tác dụng làm sáng không gian, cân bằng âm dương.
Với những ý nghĩa đặc biệt này, ngày nay cây Tùng La hán được các gia chủ trồng nhiều tại các sân vườn, biệt thự để thể hiện đăng cấp của mình. Tại những nơi có công trình văn hóa như khu di tích, đình chùa, laoji cây này cũng được trồng phổ biến.
Biểu tượng của người quân tử: Tùng la hán, với sức sống mãnh liệt, khả năng chống chịu điều kiện khắc nghiệt (dù là sa mạc hay vách đá, bốn mùa vẫn xanh tốt), được xem là biểu tượng cho phẩm chất và khí chất của người quân tử: kiên cường, bất khuất, không ngại khó khăn.
Tùng là hình ảnh biểu trưng cho khí chất của người quân tử
Xuất hiện trong thi ca:
Cây tùng (nói chung, bao gồm cả tùng la hán) thường xuyên xuất hiện trong thơ ca, văn học cổ điển, được các thi nhân mượn hình ảnh để ca ngợi phẩm giá cao đẹp.
Ví dụ:
“Tùng xanh cốt cách thật thanh tao
Nắng hạ, tuyết đông chẳng quản nào
Hổ phách nghìn năm giành thuốc quý
Bạn cùng hạc trắng với non cao” Bài thơ này mô tả vẻ đẹp thanh tao và sức sống bền bỉ của tùng.
Tùng có sức sống mãnh liệt, 4 mùa xuân, ha, thu đông đều xanh tốt
Nguyễn Trãi cũng có chùm thơ tứ tuyệt về tùng, thể hiện sự ngưỡng mộ đối với loài cây này, đồng thời gửi gắm những triết lý về phẩm chất người quân tử:
“Thu đến cây nào chẳng lạ lùng
Một mình lạt thuở ba đông
Lâm tuyền ai rặng già làm khách
Tài đống lương cao ắt cả dùng”
Tùng được ưu ái xuất hiện nhiều trong thơ và tranh
Giá trị trong đời sống hiện đại: Ngày nay, tùng la hán vẫn được yêu thích trong giới cây cảnh, không chỉ vì vẻ đẹp mà còn vì ý nghĩa tượng trưng cho khí chất cao đẹp của nó, là người bạn tinh thần của những người yêu cây.
Tùng La Hán là loại cây cảnh đẹp, đứng đầu trong bộ tứ quý Tùng – Cúc – Trúc – Mai. Cây mang nhiều ý nghĩa phong thủy và sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật được giới yêu cây cảnh nghệ thuật đặc biệt yêu thích. Vậy Cây Tùng La Hán hợp với tuổi nào?
Theo đánh giá và nghiên cứu thì cây Tùng La Hán đặc biệt hợp với những người thuộc tuổi: đinh mùi, ất dậu, bính tý, quý tỵ, giáp dần, nhâm thìn, nhâm tuất, đinh sửu, giáp thân, ất mão, bính ngọ, quý hợi,….
Những người tuổi này đều thuộc mệnh Kim. Đặc biệt những người thuộc mệnh Thủy cũng là những người hợp với cây Tùng La Hán.
Tùng La Hán hợp với những người thuộc tuổi mệnh Kim và mệnh Thủy
Những người thuộc tuổi này, mệnh này thường có khả năng giao tiếp, tài ngoại giao và thuyết phục người khác cực kỳ tốt. Họ có khả năng nắm bắt tâm lý và nhạy cảm với tâm trạng của người khác nên sẵn sàng lắng nghe.
Trực giác của những người có tuổi trên cũng cực kì tốt nên họ rất giỏi trong thường lượng. Họ dễ dàng thích nghi và nhìn nhận sự vật theo quan điểm tổng thể.
Việc chọn vị trí phù hợp để trồng tùng la hán không chỉ mang lại điểm nhấn độc đáo cho không gian sống mà còn có ý nghĩa tâm linh, khích lệ tinh thần và thể hiện mong cầu của gia chủ.
Vị trí trồng tùng la hán trước nhà được coi là một biểu tượng của sự phồn thịnh và may mắn. Vị trí này không chỉ tạo điểm nhấn cho bề ngoài của ngôi nhà mà còn thu hút năng lượng tích cực và tài lộc đến với gia đình.
Đặt tùng la hán trong nhà, đặc biệt là ở phòng khách hoặc phòng làm việc, giúp tạo ra một không gian yên bình và tịnh tâm. Loài cây này được cho rằng có khả năng hút và thanh lọc năng lượng tiêu cực, mang lại sự bình an cho người ở trong nhà.
Vị trí trồng tùng la hán trong vườn nhà sẽ làm cho không gian trở nên sinh động và hài hòa. Cây tùng cao lớn, uy nghiêm, còn các loại cây khác nhỏ hơn mọc theo cụm xung quanh cây tùng sẽ tạo nên những tầng lớp rất sống động cho khu vườn. Ngoiaf ra, loài cây này được cho là có linh khí tốt, mang đến cảm giác trong lành, giảm căng thẳng, tăng cường sức khỏe và tạo ra một môi trường sống lành mạnh cho cả gia đình.
Vị trí trồng tùng la hán trong sân trước hoặc bên hông nhà là cách tuyệt vời để tạo điểm nhấn cho không gian sống ngoài trời của bạn. Với vẻ đẹp tươi mới và sức sống mãnh liệt, tùng la hán sẽ làm cho sân vườn của bạn trở nên sang trọng và lôi cuốn.
Nếu trồng tùng la hán trong chậu, bạn cần chọn chậu có đủ lớp lỗ thoát nước để tránh tình trạng ngập úng đất. Ngoài ra, trồng tùng la hán trong chậu sẽ đòi hỏi đất có độ tơi xốp cao và giàu chất dinh dưỡng. Bạn nên thêm xơ dừa và một ít sỏi đá để tăng khả năng thoát nước cho cây. Bạn cũng nên chọn những nơi có ánh sáng vừa phải, nhiệt độ từ 19-25 độ là khoảng nhiệt tốt nhất cho cây phát triển
Còn nếu trồng tùng la hán ngoài trời, bạn chỉ cần tránh những nơi quá khô hạn hoặc ẩm thấp, tránh trồng cây dưới tán của những cây cao lớn khác. Còn lại tùng la hán đều có thể phát triển tốt.
Trong phần tiếp theo của bài viết, xin mời các bạn cùng tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng tới giá trị của cây tùng la hán cũng như tham khảo giá bán mới nhất 2025.
Kích thước và tuổi cây (Yếu tố quan trọng nhất)
Chiều cao: Cây càng cao, thân càng lớn thì giá trị càng cao.
Đường kính gốc (Vanh gốc): Đây là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá độ lớn và tuổi của cây. Vanh gốc càng lớn, cây càng già, giá càng cao.
Tuổi cây: Những cây Tùng La Hán cổ thụ, có tuổi đời hàng chục, hàng trăm năm, có giá trị rất cao, có thể lên đến hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng. Những cây này thường được coi là “báu vật” và được các nhà sưu tầm săn lùng.
Dáng thế (Yếu tố nghệ thuật)
Những cây có dáng thế độc đáo, được tạo tác công phu, tuân theo các nguyên tắc của nghệ thuật bonsai, thường có giá cao hơn rất nhiều so với những cây có dáng thế thông thường.
Các dáng thế được ưa chuộng: Dáng trực, dáng hoành, dáng thác đổ, dáng văn nhân, dáng long, dáng phượng…
Mức độ hoàn thiện của dáng thế: Cây có dáng thế rõ ràng, cân đối, các chi cành được bố trí hài hòa, tỉ lệ hợp lý sẽ có giá trị cao hơn.
Nguồn gốc (Yếu tố chất lượng)
Tùng La Hán nhập khẩu từ Nhật Bản thường có giá cao hơn so với cây trồng trong nước, do chất lượng cây (giống tốt, kỹ thuật chăm sóc, tạo dáng bài bản), chi phí vận chuyển và các loại thuế, phí liên quan.
Những cây có giấy tờ chứng minh nguồn gốc rõ ràng (xuất xứ, nhà vườn cung cấp…) thường có giá trị cao hơn.
Tình trạng sức khỏe (Yếu tố cơ bản)
Cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, lá xanh tốt, cành lá sum suê, phát triển đều đặn sẽ có giá trị cao hơn.
Cây bị sâu bệnh, lá vàng úa, còi cọc, có dấu hiệu suy yếu sẽ có giá trị thấp hơn.
Thời điểm mua bán (Yếu tố thị trường)
Giá cây Tùng La Hán có thể biến động theo mùa, thường cao hơn vào dịp lễ Tết (đặc biệt là Tết Nguyên Đán), khi nhu cầu mua cây cảnh để trang trí, làm quà biếu tăng cao.
Ngoài ra, giá cả cũng có thể thay đổi theo xu hướng thị trường, độ “hot” của từng loại cây, dáng thế. Để mua cây tùng la hán chất lượng hãy gọi điện cho chúng tôi. Vườn Nhật Thanh Tùng Cát Tường với kinh nghiệm và sự hiểu biết về cây sẽ giúp quý khách hàng tìm được cây tùng la hán ưng ý nhất.
Độ hiếm có: Những cây có một không hai, rất khó để có thể tìm thấy trên thị trường sẽ có giá bán lên tới hàng tỷ đồng.
Tên Cây (Loại/Dáng) | Chiều Cao (m) | Vanh Gốc (cm) | Báo Giá (VNĐ) |
Tùng La Hán (dáng trực) | 0.5 – 0.8 | 10 – 15 | 800.000 – 2.500.000 |
Tùng La Hán (dáng thác đổ) | 0.8 – 1.2 | 15 – 20 | 2.000.000 – 5.000.000 |
Tùng La Hán (dáng văn nhân) | 1.0 – 1.5 | 20 – 25 | 3.500.000 – 8.000.000 |
Tùng La Hán (dáng trực quân tử) | 1.5 – 2.0 | 25 – 35 | 6.000.000 – 15.000.000 |
Tùng La Hán (dáng hoành) | 1.2 – 1.8 | 30 – 40 | 7.000.000 – 18.000.000 |
Tùng La Hán (cổ thụ, bonsai) | 1.8 – 2.5 | 40 – 50+ | 15.000.000 – 50.000.000+ |
Tùng La Hán Nhật Bản | 2.0 – 3.0+ | 50 – 70+ | 30.000.000 – trên 100.000.000 |
Vườn Nhật Thanh Tùng Cát Tường tự hào là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối Tùng La Hán Nhật Bản tại Việt Nam. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, chúng tôi cam kết:
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn, hoặc muốn được tư vấn chuyên sâu hơn về Tùng La Hán, đừng ngần ngại liên hệ với Vườn Nhật Thanh Tùng Cát Tường. Với nhiều năm trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối Tùng La Hán, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn những sản phẩm chất lượng, đa dạng, cùng dịch vụ tư vấn, chăm sóc tận tâm và chuyên nghiệp nhất.